Đứng nước là kỹ năng sống sót trong bơi lội, tập đứng nước giúp bạn tự tin thoải mái, an toàn khi bơi tại các khu vực nước sâu, như biển, ao hồ sông suối, nên đứng nước là bài học đầu tiên và quan trọng nhất trong bơi lội, đứng nước được hiểu là bạn đang vận động tay chân ở tư thế thẳng đứng để đầu nổi trên mặt nước.
Bài viết sau đây dayboisg sẽ hướng dẫn cụ thể kỹ thuật đứng nước cơ bản để bạn tự học tại nhà
Để thực hiện tốt bài tập đứng nước trước tiên bạn phải bình tĩnh, không được sợ nước hay nhát nước, tập làm quen và có thể hoạt động trong môi trường nước một cách thuần thục, để ít tiêu tốn nhiều năng lượng tránh tình trạng kiệt sức, có thể đứng lâu và thoải mái, nếu thực hiện đúng kỹ thuật đứng nước cơ thể bạn sẽ ổn định để hít thở.
Trước khi học kỹ thuật đứng nước trong bơi lội các bạn nên thực hành trước các bài tập thả lỏng nổi cân bằng trên nước, nó sẽ giúp chúng ta giữ được bình tĩnh tự tin và làm chủ các chuyển động cơ thể. Ngược lại nếu bạn sơ nước, tay chân lóng ngóng sợ sệt bạn sẽ rất mệt không lấy được hơi dẫn đến đuối sức, nên rất nguy hiểm
Các bài tập nổi cân bằng trên nước
Để thực hiện đứng nước trong bơi lội trước tiên bạn phải tập làm quen với động tác vo tròn, thả lỏng cơ thể và tập nín thở dưới nước, rồi tập thả nổi cơ thể trên mặt nước bằng cách dang hai tay hai chân thả lỏng cơ thể hít thở nhịp nhàng đến khi tự nổi trên mặt nước. Sau khi đã thành thạo các kĩ năng dưới nước bắt đầu thực hiện các động tác đứng nước cơ bản
Kỹ thuật đứng nước cơ bản
Tư thế đứng:
Tư thế đứng nước bạn chỉ cần giữ 2 tay 2 chân ở vị trí thẳng đứng
Giữ đầu nổi và giữ nhịp thở bạn phải bình tĩnh và thoải mái cố điều chỉnh để đầu nổi trên mặt nước và điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng để đứng nước lâu hơn
Lăn nước ( xoa nước)
Khi đứng nước, tay của bạn phải được hoạt động liên tục từ trước ra sau dưới mặt nước để giữ cho cơ thể nổi cân bằng trên mặt nước
Các động tác chuyển động chân
Vẫy chân chéo động tác này được thực hiện như sau giữ chân thẳng, thả lỏng các cơ duỗi thẳng bàn chân đá nước kéo lui về phía sau rồi co chân nhẹ nhàng đưa lại về phía trước. Cứ thế chúng ta thực hiện vẫy chân liên tục nhịp nhàng theo trình tự hai chân, khi muốn nghĩ ngơi bạn nằm ngửa lưng ra và kết hợp quạt tay, vì khi ngửa lưng ra bạn sẽ tiết kiệm sức lực hơn khi thực hiện động tác so với cơ thể thẳng đứng.
Đá chân ếch: để thực hiện được động tác này bạn nhẹ nhàng mở rộng hai chân rồi gập đầu gối co về phía sau, sau đó xòe bàn chân ra và đạp thẳng xuống khép chân lại, lưu ý co chân ở góc độ vừa phải. Thực hiện liên tục động tác này tương tự như bạn đang thực hiện búng chân ếch.
Đá chân quay tròn: đây là một động tác khó nhưng nếu bạn thực hiện được thao tác này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng khi đứng nước, động tác này đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng của tay và chân, động tác được thực hiện như sau chúng ta sẽ co chân và đá lăn tròn bàn chân dưới nước theo trình tự một chân vòng theo chiều kim đồng hồ, chân kia sẽ được đá vòng ngược lại. Chú ý khép ngón chân như mái chèo chân vịt, sẽ có tác dụng cản nước, tạo phản lực cho động tác quạt chân giúp nâng cơ thể lên.
Một số cách đứng nước thông dụng
Đứng nước bằng chân sải (flutter kick):
kiểu này khá tốn sức nhưng thường được áp dụng thực tế
Hai chân sẽ lần lượt đưa về sau rồi đá ra trước. Hai tay cũng luân phiên đẩy xuống đáy rồi hướng ra phía sau, lưu ý lòng bàn tay giữ phẳng với các ngón tay khép lại, cổ chân thả lỏng hoạt động như đuôi cá đang bơi, khi chân trái đá về trước cùng lúc với tay trái kéo về sau. Tương tự như vậy với chân phải và tay phải hoạt động tay chân như vậy để đẩy cơ thể nổi lên
Kiểu đứng nước này đòi hỏi kĩ thuật khó hơn bơi ếch hay bơi sải, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn an toàn dưới nước
Đứng kiểu chân bóng nước
Kiểu đứng nước này có động tác nhìn khá giống kiểu chân ếch, nhưng chân trái và chân phải thực hiện đạp luân phiên, sole nhau. Bàn chân đạp rộng sang 2 bên rồi quét thu vào vẽ thành hình vòng tròn. Hai tay dang 2 bên, thực hiện động tác chèo, xoa nước để cảm giác, căn chỉnh sự cân bằng. Ưu điểm của nó là tạo được tính ổn định, giữ thăng bằng tốt. Cơ thể không bị nhấp nhô vì 2 chân không đạp cùng lúc, nghỉ cùng lúc như kiểu chân ếch.
Lưu ý: để thực hiện tốt động tác đứng nước bạn cần phối hợp nhịp nhàng tay và chân, giúp ổn định cơ thể giữ cân bằng dưới nước, nhịp thở ổn định để có thể đứng nước lâu
Trên đây là bài tập đứng nước cơ bản, nếu đang bỏ sót kĩ năng này hãy luyện tập cho mình ngay nhé, nếu bạn có thắc mắc về kĩ năng đứng nước hãy liên hệ ngay với dayboisg để được hỗ trợ giải đáp miễn phí qua số hotline 0966119945
Để lại một bình luận